Uống sữa có tốt không?
Bị ung thư không uống sữa sẽ sống lâu hơn: Bác sỹ nói gì?
Uống sữa cũng cần phải đúng cách
Thời điểm nào thích hợp mẹ nên uống sữa bầu?
Người bị sỏi thận có được uống sữa không?
Thực tế, có rất nhiều nghiên cứu, bài báo đều nói về lợi ích của sữa, trong khi ấy lượng thông tin về tác động tiêu cực của sữa rất ít được nhắc tới. Để rộng đường dư luận, Health+ xin đăng tải những thông tin về “mặt trái của sữa”, trích lược từ tài liệu của Ủy ban Trách nhiệm Y khoa Hoa Kỳ (PCRM).
Những rủi ro tiềm ẩn mà sữa có thể đem lại cho sức khỏe:
1. Loãng xương
Sữa được chào bán là để ngăn ngừa loãng xương, tuy nhiên, những nghiên cứu lâm sàng lại cho thấy một sự thật khác. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Havard đã thực hiện trên 75.000 phụ nữ trong suốt 12 năm cho thấy: Việc tăng tiêu thụ sữa không có hiệu quả bảo vệ đối với nguy cơ gãy xương. Trên thực tế, việc tăng nạp calci từ các sản phẩm sữa liên quan đến nguy cơ gãy xương cao hơn. Một nghiên cứu của Australia cũng cho kết quả như vậy. Thêm nữa, nhiều nghiên cứu khác cũng không tìm thấy tác dụng bảo vệ xương từ calci trong sữa.
2. Bệnh tim mạch
Các sản phẩm từ sữa, bao gồm: Pho mát, kem, sữa, bơ và sữa chua cung cấp một lượng đáng kể cholesterol và chất béo, từ đó khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh mạn tính cao hơn, đặc biệt là bệnh tim mạch. Để ngăn ngừa nguy cơ đó, nhiều người đã chuyển sáng sử dụng các sản phẩm sữa không béo, tuy nhiên, chúng lại gây ra những nguy cơ sức khỏe khác được lưu ý dưới đây.
3. Ung thư
Một số loại ung thư như ung thư buồng trứng, có liên quan đến việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa. Đường lactose trong sữa khi đi vào cơ thể được phân tích thành một loại đường khác là galactose. Đến lượt mình, đường galactose lại được enzyme phân tách tiếp. Theo một nghiên cứu của TS. Daniel Cramer và các đồng nghiệp tại Đại học Y Havard, khi bạn tiêu thụ nhiều các sản phẩm từ sữa vượt quá khả năng phân tách galactose của các enzyme, nó có thể tích lũy lại trong máu và ảnh hưởng đến buồng trứng của phụ nữ. Một số phụ nữ có lượng enzyme này đặc biệt thấp, và khi họ tiêu thụ thường xuyên các sản phẩm từ sữa, nguy cơ bị ung thư buồng trứng của họ có thể cao gấp 3 lần so với các phụ nữ khác.
Ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt cũng có liên quan đến việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, được cho là ít nhất có liên quan một phần đến việc làm tăng một hợp chất có tên là IGF-I. Chất IGF-I được tìm thấy trong sữa bò và đã được phát hiện với liều lượng tăng lên trong máu của những người thường xuyên tiêu thụ các sản phẩm từ sữa. Những nam giới có lượng IGF-I cao nhất có nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến cao hơn gấp 4 lần so với những người có lượng IGF-I thấp nhất.
Nhiều nghiên cứu bệnh dịch học đã chỉ ra mối tương quan mạnh mẽ giữa việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa với các trường hợp mắc đái tháo đường type 1. Năm 1992, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một lọai protein trong sữa kích hoạt một phản ứng tự miễn trong cơ thể, điều được cho là tác nhân phá hủy các tế bào sản sinh insulin của tuyến tụy.
5. Không hấp thụ lactose
Nhiều người uống sữa thường gặp các triệu chứng: Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và đầy bụng. Đó là do những người này không có các enzyme tiêu hóa đường lactose trong sữa. Hơn nữa, bên cạnh các triệu chứng này, những người uống sữa cũng tự đặt mình trước nguy cơ mắc các bệnh tật mạn tính khác.
6. Các lo ngại về sức khỏe đối với trẻ sơ sinh và trẻ em
Protein, đường, chất béo bão hòa có trong sữa bò có thể gây béo phì, đái tháo đường, hình thành các mảng bám xơ vữa động mạch có thể dẫn đến bệnh tim ở trẻ em. Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị không cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa bò nguyên chất (có thể gây thiếu sắt). Ngoài ra, trẻ uống sữa bò nhiều có thể bị: Tiêu chảy, táo bón mạn tính, đau bụng… Thậm chí, nhiều bà mẹ đang cho con bú cũng dễ gây đau bụng cho con nếu họ uống sữa bò.
7. Ngộ độc vitamin D
Việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa có thể không cung cấp một nguồn vitamin D ổn định và đáng tin cậy trong chế độ ăn. Nghiên cứu các mẫu sữa được chọn mẫu cho thấy có sự khác biệt đáng kể về lượng vitamin D, một số mẫu sữa chứa đến 500 lần lượng ghi trên nhãn trong khi một số mẫu khác lại có rất ít hoặc không hề có vitamin D. Quá nhiều vitamin D có thể gây ngộ độc, dẫn đến thừa calci trong máu và nước tiểu, điều đó làm tăng hấp thụ nhôm trong cơ thể và gây lắng đọng calci trong các mô mềm.
8. Nhiễm hóa chất
Các hormone tổng hợp như hormone tăng trưởng (rBGH) được sử dụng phổ biến trên bò sữa để tăng sản lượng sữa. Do bò phải tiết ra một lượng sữa quá lớn nên chúng dễ bị bệnh viêm tuyến vú. Việc chữa bệnh này cần dùng thuốc kháng sinh. Dư lượng kháng sinh và hormone này có thể tìm thấy trong nhiều mẫu sữa và các sản phẩm từ sữa. Thuốc trừ sâu và dược phẩm khác cũng có thể tùm thấy trong sữa.
Bình luận của bạn